0909.055.286

[[tintuc]
Trước cơn bão Covid -19 nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang đứng trước những dự báo không mấy khả quan và vô cùng đen tối. Hàng loạt tít giật gân được nhiều tờ báo lớn đưa tin trong thời gian gần đây như: Đại dịch COVID-19 gây suy thoái hay khủng hoảng kinh tế; Kinh tế thế giới sẽ hoang tàn đổ nát? Thương mại thế giới 2020 nguy cơ sụt giảm kỷ lục; Kinh tế Mỹ có nguy cơ “suy thoái tồi tệ”; Khảo sát chuyên gia: Kinh tế thế giới đã rơi vào tình trạng suy thoái....

Đó là thực trạng tồi tệ đang đến rất gần chứ không phải là dự báo. Dù chưa biết chính xác tương lai sẽ ra sao, nhưng ở mức tối thiểu, thì đó sẽ bao gồm cuộc suy thoái tồi tệ kết hợp với một số căng thẳng tài chính tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và thị trường tài chính ngân hàng cũng không thể không bị tác động bởi những yếu tố này.

Các chỉ số tài chính giảm mạnh vì Covid -19
Vì vậy, rất nhiều người đang trữ một lượng lớn tiền mặt, ngoại tệ, vàng... đang băn khoăn, cất tiền vào đâu an toàn và đảm bảo sinh lời ngay cả khi suy thoái kinh tế xảy ra. Chúng tôi đưa ra những phân tích dựa trên đánh giá thị trường trong những năm qua và trên cơ sở phân tích thị trường tài chính tiền tệ. Sau đây là những gợi ý.

Kênh bất động sản: Không! Vì kênh này mới chỉ bước vào đầu chu kỳ giảm sau khi đã tăng quá mạnh  trong suốt 4 năm gần đây. Nếu đúng theo chu kỳ 10 năm khủng hoảng thì đáng lẽ từ năm 2018 bất động sản đã có thể bước vào chu kỳ bong bóng. Tuy nhiên nhờ điều tiết kịp thời của nhà nước mà câu chuyện chu kỳ đã không xảy ra. Mặc dù vậy mức giá hiện nay cũng đã quá cao, nhất là ở các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng và phân khúc căn hộ cao cấp...

Thị trường BĐS năm 2020 khó lường
Kênh bất động sản có thể xem là nơi giữ tiền an toàn tuy nhiên không phải phân khúc nào cũng đúng. Nếu chọn bất động sản để giữ tiền thì chỉ nên chọn phân khúc từ 2 tỷ đổ lại và bất động sản đó có thể đưa vào khai thác, sử dụng trong thời gian 1 năm tới.

Ngoài ra chiến thuật bắt đáy cũng có thể áp dụng nhưng thời điểm này chưa phải lúc. Ít nhất phải 6 tháng nữa, khi các khoản vay đầu cơ bất động sản đến hạn tất toán và những người đầu cơ "chết ngộp" vì Covid -19 sẽ phải buông và bán lỗ để tránh gánh nặng trả lãi.

Kênh Vàng: Chỉ mua khi vàng thế giới về 1.380$ trước khi lên 1.800$ vào quý 3, tuy nhiên chênh lệch mua/bán tại VN quá nhiều nên cũng khó lãi. Nhưng nhà đầu tư cũng nên theo dõi, nếu giá vàng giảm vẫn nên trữ vì nếu thị trường lạm phát vì khủng hoẳng kinh tế thì vàng là kênh giữ giá tiền có giá trị nhất.


Gửi tiết kiệm: Lãi suất hiện nay tương đối thấp nếu gửi dưới 6 tháng.


Chứng khoán: Rủi ro cao là chứng khoán sẽ tiếp tục đà lao dốc do nền kinh tế bế quan toả cảng, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ.


Cách đây 2 tuần call Margin các mã sàn, do tình hình dịch tại Mỹ và Châu Âu ngày càng nghiêm trọng hơn nên đà bán tháo của khối ngoại vẫn tiếp diễn. VNIndex thời điểm đó mất mốc tâm lý 700 về tiệm cận 600 giống như Down Jones mất mốc tâm lý 20.000 là về 18.000, sau đó mới hồi phục kỹ thuật. Đặc biệt chú ý vấn đề tỷ giá khiến khối ngoại càng bán ròng mạnh hơn.

GIẢI PHÁP

1. Gửi tiết kiệm 30% với kỳ hạn dưới 03 tháng cho mục đích linh hoạt khi cần rút.

2. Gửi tiết kiệm 30% với kỳ hạn 06 tháng đến 01 năm lãi suất tương đối cho mục tiêu dài hạn khác sau này (ví dụ có tiền đầu tư khi các kênh bất động sản/chứng khoán phục hồi).

3. Khoản tiền 40% còn lại đầu tư dần vào kênh chứng khoán vào nửa cuối tháng 4 (đầu quý 2) khi tình hình dịch bệnh ổn và mức chiết khấu đã phản ánh hết vào giá giảm (VNIndex tầm 600-650).

[/tintuc]
CHAT VỚI CHÚNG TÔI